Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật đảm bảo "6 tăng cường", "6 rõ", trả lời "5 vì sao" và đáp ứng "4 phải"

17:32 21/06/2025

Ngày 21-6, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải bảo đảm "6 tăng cường", "6 rõ", trả lời được "5 vì sao" và đáp ứng yêu cầu "4 phải".

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật đảm bảo "6 tăng cường", "6 rõ", trả lời "5 vì sao" và đáp ứng "4 phải"- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại Phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo tóm tắt hồ sơ chính sách; báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định và thảo luận sôi nổi để xây dựng: Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế); Luật Thương mại điện tử; Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi); Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi); Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học (sửa đổi); Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).

Trong đó, đối với dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), các thành viên Chính phủ thảo luận sâu sắc về các quy định liên quan đến cơ sở tính thuế, phương pháp xác định số thuế phải nộp, biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công…, trong đó có việc xem xét mức thuế hợp lý hoặc miễn, giảm thuế đối với một số khoản thu nhập thuộc lĩnh vực đặc thù, Nhà nước khuyến khích…

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thương mại điện tử, các thành viên Chính phủ thảo luận xác định rõ chủ thể thương mại điện tử; phân loại nhóm đối tượng và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thương mại điện tử; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính; ưu đãi cho lĩnh vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể; khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và một số ưu tiên khác; gắn với kiểm soát chất lượng hàng hóa, chống hàng giả, hàng nhái; cơ chế giám sát hoạt động thương mại điện tử…

Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi) là một yêu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền và ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng. Các thành viên thảo luận về các chính sách của Luật như về: Phí bảo hiểm tiền gửi; nâng cao hiệu quả, năng lực tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi…

Đối với Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi), Chính phủ thảo luận, góp ý vào các nội dung về an toàn, an ninh, đầu tư, khai thác cảng hàng không, sân bay và vận chuyển hàng không nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các điều ước quốc tế... vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng; phát triển hàng không hiện đại, bền vững.

Ở dự án Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi), Chính phủ xem xét kỹ lưỡng các nhóm nội dung về phạm vi bản án dân sự; quyền, nghĩa vụ của đương sự; tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự; hoạt động của văn phòng thừa phát lại; vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thi hành án dân sự; các điều kiện bảo đảm, đáp ứng yêu cầu quản lý, hoạt động thi hành án dân sự; các công cụ, biện pháp để đảm bảo thi hành án dân sự…

Tại các dự án luật liên quan đến giáo dục và đào tạo gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học (sửa đổi); Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi), các đại biểu quan tâm các nội dung có sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để quy định của các luật phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp và chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo thời kỳ mới.

Trong đó, cùng với phân tích tính đồng bộ giữa các luật có liên quan, việc cắt giảm thủ tục hành chính đi đôi với phân cấp, phân quyền, các thành viên Chính phủ quan tâm các nội dung liên quan việc quản lý, hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, tư thục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, phổ thông, mầm non…, đặc biệt là các quy định liên quan giáo dục, đào tạo các lĩnh vực đặc thù, đặc biệt.

Cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung kể trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, việc xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) phải đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nhưng đồng thời phải khuyến khích, kiến tạo phát triển, thuận lợi cho đóng thuế và hoàn thuế.

Về hồ sơ chính sách Luật Thương mại điện tử, Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu quản lý được, đồng thời thúc đẩy sự phát triển; quản lý theo hướng số hóa, bảo đảm hiệu quả; phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…

Về hồ sơ chính sách Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi), Thủ tướng cho rằng cần lưu ý việc quản lý rạch ròi, không chồng chéo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; huy động nguồn lực từ nhân dân và doanh nghiệp để phát triển hạ tầng.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; hồ sơ chính sách Luật Giáo dục đại học (sửa đổi); hồ sơ chính sách Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi), Thủ tướng lưu ý quy mô trường lớp phải được nâng lên, tăng cường các phân hiệu; tăng cường hậu kiểm; nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho học tập suốt đời; quản lý chuyên môn thống nhất từ Trung ương tới cơ sở nhưng quản lý con người phải giao cho địa phương.

Với lĩnh vực đào tạo nghề, Thủ tướng lưu ý việc gì người dân và doanh nghiệp làm được, làm tốt hơn thì có cơ chế, chính sách để khuyến khích, việc gì người dân và doanh nghiệp không làm được thì Nhà nước phải làm.

Đặc biệt, với quy định Hội đồng trường, Thủ tướng đề nghị cần phân tích rõ, đánh giá kỹ tác động, nhất là đối với các trường công lập, riêng đối với các trường tư thì có thể tự quyết.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ, cơ quan ngang bộ đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật, hồ sơ chính sách xây dựng luật, cũng như các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các thành viên Chính phủ đối với 2 dự án Luật và 6 hồ sơ chính sách xây dựng Luật; yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật theo đúng quy định để trình Quốc hội.

Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, Chính phủ xem xét, cho ý kiến hơn 50 dự án luật, nghị quyết. Riêng tại Kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã trình Quốc hội 43 luật, nghị quyết, trong đó có nhiều nội dung đặc biệt quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo động lực phát triển mới.

Nhấn mạnh yêu cầu đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới theo Nghị quyết số 66-NQ/TW và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật được xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp này để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng thời hạn theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng tốt nhất của từng dự án luật.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật đảm bảo "6 tăng cường": Tăng cường sự lãnh đạo và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; tăng cường lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các chủ thể có liên quan, đối tượng bị tác động; tăng cường các cơ chế, chính sách nhằm kiến tạo cho phát triển và phục vụ nhân dân; tăng cường cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực; tăng cường phối hợp với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị và các chuyên gia, nhà khoa học; tăng cường bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo trong xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật.

Chỉ rõ phân công phải "6 rõ": “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đối với luật sửa đổi, bổ sung, phải trả lời được "5 vì sao": Vì sao lại lược bỏ, vì sao phải hoàn thiện, vì sao lại bổ sung và vì sao lại cắt bỏ các thủ tục hành chính, phải phân cấp, phân quyền; các luật mới đáp ứng yêu cầu "4 phải": Phải quán triệt, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng; phải giải quyết được bài toán thực tiễn; phải hợp lòng dân; phải đủ điều kiện để ban hành và đi vào cuộc sống.

Cho rằng, thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng thể chế và xây dựng quy định hướng dẫn các luật mà Quốc hội mới thông qua là rất nặng nề, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các bộ trưởng, trưởng ngành tăng cường phối hợp, giải trình với Quốc hội về các luật, nghị quyết mà Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9; đồng thời, chủ động xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành; kịp thời phổ biến, quán triệt, tập huấn các luật, nghị quyết bằng những hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.


Tin đọc nhiều

Hộ kinh doanh Kem Tràng tiền xưa công bố chất lượng sản phẩm

7 giờ trước

Hộ kinh doanh Kem Tràng tiền xưa tự công bố chất lượng sản phẩm các loại kem như sau:

Khắc phục khó khăn, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp

14:36 07/07/2025

Chiều 2-7, Tổ công tác số 4 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền làm Tổ trưởng đã làm việc với phường Lĩnh Nam và phường Hồng Hà.

Phường Hồng Hà: Mỗi cán bộ phải là một “người phục vụ tận tâm”

14:35 07/07/2025

Ngày 1-7, HĐND phường Hồng Hà khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét các nội dung quan trọng.

Phường Hồng Hà: Cơ hội vươn mình từ tiềm năng, lợi thế

14:34 07/07/2025

Được thành lập trên cơ sở sáp nhập một phần địa giới của 12 phường thuộc 5 quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên và Hai Bà Trưng, phường Hồng Hà hiện có địa giới bao gồm toàn bộ khu vực ngoài đê Hữu Hồng và trở thành một trong những phường có diện tích lớn và đặc thù nhất của Thủ đô Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Tin khác
Hộ kinh doanh Kem Tràng tiền xưa công bố chất lượng sản phẩm
Hộ kinh doanh Kem Tràng tiền xưa công bố chất lượng sản phẩm
Hộ kinh doanh Kem Tràng tiền xưa tự công bố chất lượng sản phẩm các loại kem như sau:
7 giờ trước
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 4026/UBND-NNMT ngày 10/7/2025 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
18:00 12/07/2025
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
HNP - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3755/QĐ-UBND ngày 10/7/2025 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thành phố Hà Nội.
17:55 12/07/2025
Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2025 – 2030
Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2025 – 2030
HNP – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/7/2025 về việc triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030 theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 01/7/2025.
17:55 12/07/2025
Tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước
Tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 4023/UBND-ĐMPT ngày 10/7/2025 về việc thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 18/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
17:16 10/07/2025
Tăng cường công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Tăng cường công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng đã ký ban hành Công văn số 4022/UBND-KT ngày 10/7/2025 về việc tăng cường công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
16:48 10/07/2025
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về tuyên truyền thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
21:20 07/07/2025
Khắc phục khó khăn, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp
Khắc phục khó khăn, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp
Chiều 2-7, Tổ công tác số 4 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền làm Tổ trưởng đã làm việc với phường Lĩnh Nam và phường Hồng Hà.
14:36 07/07/2025